Trong video lần này, POK sẽ cùng các bạn tham gia lớp học vỡ lòng về luật bóng đá. Chúng ta không tham vọng sẽ phân tích các tình tiết chiến thuật cao siêu hay các lỗi phức tạp gây tranh cãi mà hãy coi đây như một tiết bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ v
Trong video lần này, POK sẽ cùng các bạn tham gia lớp học vỡ lòng về luật bóng đá. Chúng ta không tham vọng sẽ phân tích các tình tiết chiến thuật cao siêu hay các lỗi phức tạp gây tranh cãi mà hãy coi đây như một tiết bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ về luật bóng đá. Để các bạn có thể yên tâm thường thức một trận đấu mà không quá lấn cấn về những tiếng còi hay những lần rút thẻ của trọng tài và quan trọng nhất là hãy cho bạn gái của bạn xem chiếc video này khi cô ấy muốn thử cùng bạn xem bóng đá. 2022 quả là một năm nhiều sự kiện đối với những người hâm mộ bóng đá. Bên cạnh các sự kiện bóng đá có sự tham gia, góp mặt của Việt Nam thì năm nay đồng thời cũng có rất nhiều sự kiện quốc tế khác.
Ngoài những giải đấu thường niên đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với những tín đồ môn thể thao vua như: Ngoại hạng Anh, Laliga, Serie A, Bundesliga hay C1 thì năm nay các cổ động viên còn rất phấn khởi mong chờ sự quay trở lại của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh: World Cup Qatar 2022. Năm nay quả là một năm đặc biệt đối với người hâm mộ làng túc cầu. Hãy cùng POK chuẩn bị một tâm hồn phong phú để tận hưởng trọn vẹn World Cup 2022. Xem bóng đá không giống như xem phim hay nghe nhạc, chẳng có ai thích xem bóng một mình cả, phải tụ tập, phải đông vui. Thay vì an tĩnh nghiền ngẫm các tình tiết của bộ phim hay thưởng thức những giai điệu,
Ca từ thì xem bóng đá người ta thích bàn luận sôi nổi về các cầu thủ, thích hò hét ở những tình huống lên bóng, thích reo vang khi đội mình ghi bàn, thậm chí là chửi thề trước những tình huống ngon ăn bị bỏ lỡ, và tất nhiên là không thể thiếu những tranh cãi về các tình huống phạm lỗi hay những quyết định nhạy cảm của trọng tài trên sân. Phải hội tụ tất cả những điều này thì chúng ta mới trọn vẹn tận hưởng trận bóng một cách đúng nghĩa. Vậy để tham gia vào những màn tranh luận hò hét sôi nổi trong suốt trận đấu thì ít nhất chúng ta cũng cần trang bị chút ít kiến thức vỡ lòng về những quy tắc và luật lệ mà các cầu thủ cùng ban huấn luyện phải tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt trận đấu Luật bóng đá là hệ thống các quy định thống nhất được áp dụng trong các trận đấu bóng đá.
Chúng được ban hành bởi Ủy ban Bóng đá Quốc tế . Hệ thống luật thi đấu này được áp dụng tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Mọi cầu thủ, huấn luyện viên, trọng tài và cổ động viên đều cần nắm rõ các quy định này. Nói cách khác, đây chính là ngôn ngữ chung của làng túc cầu thế giới. Dù là siêu sao đắt giá nhất hành tinh hay một cầu thủ vô danh, bất kể kinh nghiệm, kỹ thuật, hay vị trí thi đấu, tất cả các cầu thủ, cùng toàn bộ ban huấn luyện một khi đã tham gia vào trận đấu chuyên nghiệp đều phải tuyệt đối tuân thủ những điều luật này. Bởi đây chính là cơ sở để đảm bảo các trận đấu được diễn ra một cách công bằng và thống nhất.
Nói thì phức tạp, nhưng cũng giống như bạn tham gia giao thông thì phải tuân thủ luật giao thông, tham gia thi đại học thì phải tuân thủ quy chế thi, kết hôn rồi thì phải nghe lời vợ, rất đơn giản dễ hiểu vậy thôi. Sân bóng đá là khoảng không gian hình chữ nhật nơi các cầu thủ thi đấu với nhau. Chúng có chiều dài là 105m và chiều rộng 68m. Hai đường giới hạn dài hơn theo chiều dọc gọi là đường biên dọc. Hai đường ngắn hơn gọi là đường biên ngang. Đường thẳng kẻ suốt chiều ngang ở giữa chia sân thành 2 phần bằng nhau gọi là đường giữa sân. Mỗi đội sẽ bảo vệ một nửa phần sân của mình và tấn công vào phần sân đối thủ.
Một vòng tròn được kẻ vòng quanh có bán kính 9m15 gọi là vòng tròn trung tâm. Tại tâm điểm của sân bóng là điểm phát bóng giữa sân. Nằm chính giữa hai đường biên ngang là hai cầu môn. Khung thành chính là cái đích cuối cùng của mọi đường bóng, mọi đợt tấn công, mọi chiến thuật. Suy cho cùng, 22 chàng trai dẻo dai săn chắc quằn quại trên sân suốt 90 phút đồng hồ đều có chung một mục đích duy nhất là ghim bóng vào sâu trong khung thành của đối phương. Bao quanh khung thành là vùng cấm địa hay còn gọi là khu vực 16m50. Đây là phạm vi thủ môn được dùng tay để bắt bóng. Các cầu thủ phòng ngự phạm lỗi trong khu vực này sẽ bị thổi phạt penalty.
Quả phạt sẽ được thực hiện trên chấm penalty. Nó được nằm ở giữa và cách khung thành 11m. Gần sát khung thành có một khung nhỏ hơn gọi là khu vực 5m50. Đây là nơi thực hiện những cú phát bóng lên. Ở 4 góc sân là 4 chấm phạt góc. Bên cạnh 22 cầu thủ trực tiếp thi đấu trên sân thì còn nhân vật khác cũng quan trọng không kém, đó chính là các trọng tài những ông vua áo đen trên sân cỏ. Thông thường mỗi tổ trọng tài sẽ cơ bản bao gồm 4 trọng tài. Trong đó quan trọng nhất là trọng tài chính, người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng đối với mọi tình huống xảy ra trên sân. Tính ra thì trọng tài có lẽ mới là người vất vả nhất trên sân, vừa phải lẽo đẽo chạy ngược chạy xuôi theo mọi đường bóng, vừa phải để mắt đến nhất cử nhất động của các cầu thủ trên sân.
Hỗ trợ cho trọng tài chính trên sân là 2 trọng tài biên có nhiệm vụ chạy dọc 2 biên để quan sát các tình huống bóng ra hết biên ngang, hay biên dọc, và các tình huống việt vị. Còn một vị trí trọng tài nữa cũng không thể thiếu nhưng lại ít được biết đến hơn đó là trọng tài bàn. Họ sẽ là người bắt những pha lỗi mà trọng tài chính cùng 2 vị trọng tài biên không quan sát kịp. Sau đó, thông báo với trọng tài chính để trọng tài chính đưa ra quyết định có xử phạt hay không. Đặc biệt, vị trọng tài bàn này sẽ kiểm tra tính chính xác của những cú làm bàn cũng như kiểm soát số lần thay người của cả 2 bên đội.
Thêm một nhiệm vụ nữa mà vị trọng tài này phải đảm nhận là tính toán số phút bù giờ hợp lý trong những hiệp đấu. Cơ bản là vậy, nhưng những năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ cao, VAR đã ra đời và tham gia tích cực vào các quyết định của trọng tài trong các trận đấu và thế là thêm tổ trọng tài Var ra đời. FIFA đã cho bổ sung thêm 2 vị trọng tài nhằm theo dõi kỹ những diễn biến xảy ra trên sân Cũng như cho dừng hình ảnh và quan sát trên nhiều góc độ. Nhưng theo nguồn tin thì vào World Cup 2018 được diễn ra tại Nga vừa qua, FIFA đã cho áp dụng ngay công nghệ VAR với tổ trọng tài VAR lên đến con số 13 người.
Mỗi người họ được phân công nhiệm vụ rất rõ ràng và giữ liên lạc với trọng tài chính trong những trường hợp khó phân định. Ném biên là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong bóng đá, và các tình huống ném biên cũng thường xuyên xảy ra trong mọi trận đấu. Vậy khi nào thì các cầu thủ được thực hiện ném biên. Rất đơn giản, đó là khi bóng được đưa ra ngoài sân qua đường biên dọc bởi cầu thủ đối phương. Bóng ra khỏi sân ở điểm nào thì quả ném biên sẽ được thực hiện ở chính vị trí đó trên đường biên. Nếu như được ném biên là một lợi thế, thì được hưởng một quả phạt góc chính là cơ hội làm bàn. Trên thực tế, không thiếu những tình huống ghi bàn thành công từ những pha dàn xếp đá phạt góc.
Đặc biệt đối với những đội bóng có chiều cao nổi trội thì những pha dàn xếp phạt góc đánh đầu của họ sẽ càng khiến đối thủ phải thót tim. Đội bóng tấn công sẽ được hưởng quả đá phạt góc khi cầu thủ của đội phòng ngự đưa bóng ra ngoài sân qua đường biên ngang ở cuối phần sân nhà của chính họ. Ví như tình huống này trong trận cầu kinh điển giữa Đức và Brazil tại World Cup 2014, Muller đang dốc bóng xuống rất tự tin, Khedira ở ngay bên cạnh sẵn sàng hỗ trợ, trong vòng cấm chúng ta đã thấy bóng dáng Mesut oezil và Klose đang đợi một đường căng ngang. Trong một tình huống nguy hiểm thế này, Marcelo không còn lựa chọn nào khác là phá bóng ra ngoài.
Bóng bật vào chân Marcelo, bay ra khỏi sân qua đường biên ngang phía bên phải cầu môn của Brasil, tuyển Đức được hưởng một quả phạt góc ở cánh phải. Ở tình huống đá phạt góc này điều đáng chú nhất mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đó là Toni Kross rất đẹp trai, còn Thomas Muller thì đệm lòng chuẩn xác để ghim bóng vào lưới đội tuyển Brazil. Bàn thắng được ghi ngay ở phút thứ 10 của trận đấu, bắt đầu từ đây, Brazil sẽ có những giờ phút kinh hoàng và chật vật không bao giờ quên tại Minerao. Về cơ bản thì luật bóng đá hầu hết đều rất dễ hiểu, hầu hết các fan bóng đá lâu năm thường không dành thời gian đọc hay tìm hiểu luật bóng đá đâu, mà chỉ đơn giản là xem nhiều trận, nghe bình luận nhiều rồi tự ngấm.
Tuy nhiên cũng có những điều luật làm nhiều người khá bối rối. Điển hình trong số đó phải nhắc đến chính là lỗi việt vị. Trước tiên để dễ hiểu hơn chúng ta hãy bắt đầu từ việc giải nghĩa từ việt vị. Chữ việt vị được đặt theo từ gốc Hán Việt. Trong đó “việt” có nghĩa là vượt lên trước còn “vị” có nghĩa là vị trí. Như vậy ý nghĩa của từ việt vị để chỉ một cầu thủ đang có vị trí vượt lên trước. Ngoài ra, từ việt vị được dịch ra trong tiếng Anh là “offside”. Nó xuất phát từ một thuật ngữ quân sự để chỉ tình trạng một người lính mắc kẹt ở phía sau kẻ thù, “nằm ngoài tầm sức mạnh của phe mình”. Cụ thể, trong các trận đấu chuyên nghiệp, Một cầu thủ được xem là đứng ở vị trí việt vị nếu thỏa mãn 4 điều kiện sau: 1. Cầu thủ đó đang đứng ở phần sân của đối phương.
2. Có ít hơn 2 cầu thủ đứng giữa cầu thủ đó với đường biên ngang ngoài cùng của sân đối phương. 3. Cầu thủ đó đứng trước bóng theo hướng tấn công . 4. Cầu thủ đó tham gia vào đường bóng. Nghe thì có vẻ rắc rối, nhưng thực ra nó lại rất phức tạp. Để dễ hình dung hơn, hãy cùng POK quan sát tình huống thực tế sau. Vậy tại sao cần phải bắt lỗi việt vị. Nói một cách đầy chuyên môn thì lỗi việt vị sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và đề cao tính chiến thuật trong bóng đá. Cụ thể là Luật này sẽ hạn chế khả năng cầu thủ tấn công giành được lợi thế bằng cách đứng đợi bóng khi mà giữa người đó và khung thành của đội đối phương chỉ còn một cầu thủ phòng thủ duy nhất. Còn nói thẳng ra là để đề phòng mấy ông khôn lỏi, đếch cần chiến thuật gì cao sang phức tạp, cứ chạy thẳng xuống trước cầu môn đội bạn mà chầu chực chõm bóng thôi.
Trong bóng đá phạm lỗi là chuyện xảy ra như cơm bữa, tuy chẳng hay ho gì nhưng nó đã trở thành gia vị không thể thiếu của mọi trận bóng, và thứ gia vị này giống như tương ớt vậy, đủ phiêu lưu, đủ kích thích, làm cho người ta chật vật nhưng cũng khiến cho cuộc chơi thêm bùng nổ. Đôi khi ở những tình huống nhất định, các cầu thủ thậm chí vì để bảo vệ khung thành của mình còn phải chủ động phạm lỗi, thậm chí là phạm lỗi từ xa. Phạm lỗi thì sẽ có lỗi nặng, lỗi nhẹ. Lỗi nhẹ thì nhắc nhở, lỗi nặng hơn thì bác tài tặng một chiếc thẻ vàng coi như cảnh cáo, láo nháo quá là sẽ ăn ngay một con thẻ đỏ, tiễn các anh từ sân cỏ vào thẳng phòng thay đồ.
Những chiếc thẻ mà các cầu thủ phải nhận trong các trận đấu sẽ không chỉ có hiệu lực trong trận đấu đó,. mà sau đó sẽ còn được quy ra tiền và các cầu thủ phải nhận thẻ sẽ nộp phạt hành chính.. Tùy vào các giải đấu khác nhau mà giá của các chiếc thẻ cũng được định đoạt khác nhau. . Ví như ở ngoại hạng Anh, các cầu thủ sẽ phải trả khoảng 10 bảng Anh cho một chiếc thẻ vàng. . Ở Vleague thì giá chát hơn một chút, 500k cho 1 thẻ vàng. . Bên cạnh việc cầu thủ phạm lỗi bị nhận thẻ, thì đội bóng bị phạm lỗi sẽ được nhận một quả đá phạt.. Đặc biệt, nếu bị phạm lỗi trong khu vực 16m50 thì xin chúc mừng, cơ hội đối mặt với thủ môn trên chấm 11m đến rồi, 1 quả penalty dành cho bạn. . Như đã nói ở trên thì video này chống chỉ định cho những fan bóng đá lâu năm,. những người không cần nhìn số áo mà chỉ nhìn dáng chạy, vị trí là tự biết tên cầu thủ..
https://www.youtube.com/watch?v=rqyZ2tUC52c
https://youtu.be/rqyZ2tUC52cTrong video lần này, POK sẽ cùng các bạn tham gia lớp học vỡ lòng về luật bóng đá. Chúng ta không tham vọng sẽ phân tích các tình tiết chiến thuật cao siêu hay các lỗi phức tạp gây tranh cãi mà hãy coi đây như một tiết bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ v