Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa giống như một bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng trung nghĩa của các vị anh hùng hào kiệt thời loạn thế phân tranh, mà hậu thế khi đọc vẫn phải thấy cảm kích và thu nhận những bài học quý giá cho chính m
Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa giống như một bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng trung nghĩa của các vị anh hùng hào kiệt thời loạn thế phân tranh, mà hậu thế khi đọc vẫn phải thấy cảm kích và thu nhận những bài học quý giá cho chính mình. Nhà văn Kim Dung đã từng nói: “Ảnh hưởng xã hội của ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ vượt xa so với giá trị văn học của nó”. “Tam Quốc Diễn Nghĩa” viết về lịch sử nhưng lại phơi bày nhân tính, đến nay vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Có thể nói đó là “gợi ý sống” và cũng là “sách giáo khoa trường đời”. Một bộ “Tam Quốc Diễn Nghĩa” nhìn xa có vẻ đều là chuyện quốc gia đại sự nhưng suy cho cùng đó lại là thế đạo lòng người. Trong đó ẩn chứa 8 điều đại kỵ lớn mà hậu thế cần phải cảnh giác phòng tránh, bởi nếu phạm phải hậu quả sẽ khôn lường.
“Ngựa có Xích Thố, người có Lã Bố”. . Ai đã từng xem và đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa chắc hẳn đều nghĩ Lã Bố rất giỏi. Thế nhưng trong đám quần hùng đấu võ ấy Lã Bố không những không công thành danh toại mà ngược lại bị lâm vào bước đường cùng, bỏ mạng tại Bạch Môn lầu.. Lã Bố là người hữu dũng vô mưu, tuy dũng mãnh như hổ nhưng lại không có chiến lược anh minh, hay khôn lanh xảo quyệt, trong mắt chỉ có chữ “lợi”. . Từ cổ chí kim những người như vậy thường không ai có thể ngóc đầu lên được. . Mặc dù dũng mãnh số một, thiên hạ vô địch, nhưng Lã Bố lại đánh mất con át chủ bài lớn nhất cuộc đời đó chính là “THÀNH TÍN”. . Vì chữ Lợi mà Lã Bố giết nghĩa phụ Đinh Nguyên, vì chữ Tuyệt, Lã Bố lại giết tiếp nghĩa phụ Đổng Trác. . Sau đó lại chuyển sang đầu quân cho Viên Thuật, Trương Dương, Viên Thiệu, Tào Tháo..
Lã Bố trước khi bị Tào Tháo xử tội chết đã từng từ chối nói giúp Lưu Bị vì Lưu Bị phản bội lời hứa, chửi mắng Lưu Bị “giặc tai to, vong ân bội nghĩa”. Có lẽ phải đến lúc chết Lã Bố mới thực sự hiểu nỗi đáng sợ của kẻ bất tín. Khổng Tử nói “Nhân vô tín bất lập, nghiệp vô tín bất hưng” ý chỉ làm người mà không có tín thì không thể đứng được ở đời, làm ăn mà không có tín thì không thể phát đạt hưng thịnh. Thành tín không chỉ là một phẩm hạnh mà còn là một kiểu trách nhiệm. Không chỉ là đạo nghĩa mà còn là nguyên tắc. Sẩy chân bạn có thể đứng dậy được ngay lập tức nhưng thất tín có thể sẽ không bao giờ cứu vãn được.
Cuối thời Đông Hán phân Tam Quốc, Ngụy Thục Ngô lần lượt xây dựng chính quyền. Nhưng trong Tam Quốc người đầu tiên xưng đế không phải là Tào Lưu cũng không phải là Tôn Quyền mà là Viên Thuật. Viên Thuật xuất thân quý tộc, Viên gia nhiều đời làm quan to, kếp nạp môn sinh khắp thiên hạ, so với Viên Thiệu người anh cả cùng cha càng khác mẹ thì Viên Thuật giống con trưởng cháu trưởng hơn. Xét về lý thì những người như Viên Thuật chỉ cần có chút trí tuệ là hoàn toàn có thể hô mưa gọi gió trong thời thế loạn lạc của những năm cuối thời Đông Hán. Thế nhưng, Viên Thuật lại đánh tan nát ván bài tốt đẹp của mình.
“Tam Quốc Diễn Nghĩa” kể lại rằng, trong 18 lộ chư hầu Tôn Kiên là tiên phong dẫn quân thảo phạt đến cùng. . Viên Thuật phụ trách tổng hậu cầu liên quân. Nhưng hắn lại lo sợ thuộc hạ Tôn Kiên thắng lớn, cố ý trì hoãn cung cấp lương thảo, một tay châm ngòi khiến liên quân tan rã. . Tôn Sách mang theo Ngọc Tỷ truyền quốc nương nhờ Viên Thuật, . Viên Thuật có được Ngọc Tỷ không suy nghĩ gì tự mình xưng đế, biến mình trở thành cái đích của trăm mũi tên. . Thực ra dựa vào gia cảnh và thế lực của mình, nếu như Viên Thuật có thể dốc lòng quản lý, chiêu hiền nạp sỹ, cũng chưa chắc không thể làm nên sự nghiệp lớn. . Thế nhưng hắn lại xa hoa dâm đãng, hậu cung phi tần ba nghìn người, ai ai cũng ăn trắng mặc trơn, . trong khi đó binh sỹ dưới chướng và bách tính cai quản lại phải ăn đói mặc rét. . Vậy nên khi chư hầu đánh phạt liền rơi vào kết cục chúng bạn xa lánh, tức hộc máu mà chết..
Là người phải biết liệu sức mà làm, trí nhỏ mà mưu lớn, không kham nổi trách nhiệm cuối cùng chỉ còn nước diệt thân. Lý tưởng và dã tâm đều phải có nhưng cũng phải có khả năng chống đỡ nhất định, như vậy mới có thể tiến xa được. Cậy tài khinh người tự cho mình là đúng ắt rước họa vào thân: Có lẽ 3 tấm gương tày liếp minh chứng cho điều này phải kể đến Hứa Du, Dương Tu và Mã Tắc. Hứa Du sau khi hiến kế cho Tào Tháo tấn công vào kho lương của Viên Thiệu tại Ô Sào. Nhờ vào kế sách này mà Tào Tháo giành được chiến thắng trong trận Quan Độ, tạo đà cho việc thống nhất miền bắc về sau. Nghĩ công lao mình to lớn nhiều lần Hứa Du tỏ ra tự phụ, bỡn cợt với Tào Tháo, ăn nói hàm hồ, khinh thường tướng sĩ, cuối cùng bị Hứa Chử một hổ tướng được Tào Tháo tín trọng, trong lúc không nhẫn nhịn được đã rút kiếm lấy mạng Hứa Du.
Hứa Du tự cao tự đại, ngạo mạn kiêu căng, nên sau cùng đã tự rước họa vào thân. Về phần Dương Tu cũng không khác Hứa Du là bao, cũng cậy tài khoe tài hết lần này lần khác làm cho Tào Tháo nhiều lần mất mặt trước binh sĩ, cuối cùng khép vào tội bày điều làm loạn lòng quân mà đem đi chém. Mã Tắc hay Mã Tốc của Thục Hán cũng vậy, cũng có kết cục giống như Hứa Du và Dương Tu cậy mình tinh thông binh pháp, kiêu căng tự phụ, bảo thủ, không nghe lời Tổng tư lệnh Gia Cát Lượng cùng tham mưu can gián của phó tướng Vương Bình, tự ý thay đổi tác chiến cuối cùng để mất Nhai Đình và bị xử trảm theo quân lệnh trạng.
Khi Khổng Tử thỉnh giáo Lão Tữ ông được Lão Tử dạy rằng: “Thời nay, kẻ thông minh mà sâu sắc, sở dĩ gặp nạn, thậm chí dẫn đến cái chết, là do hay chê cái sai của người; kẻ giỏi hùng biện lại thông hiểu sự việc, sở dĩ gặp họa liên miên, là do hay vạch ra cái xấu của người. Là bậc làm con, đừng cho mình là cao; là bậc bề tôi, đừng cho mình là hơn. Mong ông nhớ kỹ”. Khổng Tử bái lạy nói: “Học trò nhất định ghi nhớ trong lòng!”. Quả thật trường hợp của Hứa Du, Dương Tu và Mã Tốc đúng là như lời của Cụ Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết: Có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần. Sử ký nói Quân tử dĩ khiêm thoái vi lễ” .
Đức “Khiêm” luôn coi mình là người kém cỏi về mọi mặt, . người tử tế luôn biết thận trọng giữ mình từ những điều nhỏ trong đức hạnh, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, đều cẩn trọng. . Vì thế ở đời dù có là người tài năng đến mấy cần phải học được đức Khiêm để phòng họa cho bản thân.. Cổ nhân có câu: “Khi cáu giận không được trừng phạt người quá đáng, khi vui mừng không được ban cho người quá nhiều”. . Là người không thể không có cảm xúc, nhưng tuyệt đối không được bị cảm xúc chi phối.. Trương Phi uy mãnh chính là một ví dụ sống. Mặc dù trong cuộc đời gặp không ít hào quang, . nhưng tính cách nóng nảy lại trở thành một lạch trời mà cả đời Trương Phi khó lòng vượt qua được. . Trương Phi nóng nảy đánh Đốc Bưu khiến 3 huynh đệ vừa mới ổn định lại phải lưu vong thiên hạ. . Trương Phi đánh Tào Báo nhạc phụ của Lã Bố khiến Lã Bố từ thế bị động trở thành chủ động chiếm mất Từ Châu,.
Vô cớ đánh mất cơ hội tốt để phát triển. Và lần chí mạng nhất đó là khi nghe tin Quan Vũ bị giết, Trương Phi phẫn nộ nóng lòng muốn báo thù nên sắp xếp cho hai thuộc hạ của mình là Phạm Cương, Trương Đạt một nhiệm vụ không thể hoàn thành. “Trong vòng 3 ngày phải gấp rút chuẩn bị cờ trắng giáp trắng, khởi quân phạt Ngô nếu không sẽ bị trừng trị theo quân lệnh”. Phạm Cương, Trương Đạt chỉ biện minh đôi câu liền bị đánh đập dã man. Cuối cùng Phạm Cương, Trương Đạt không thể chịu nhịn, nhân lúc Trương Phi say rượu ngủ say đã sát hại cắt lấy thủ cấp của Trương Phi chạy trốn sang Ngô xin hàng Tôn Quyền. Chúng ta không phủ nhận thực lực lớn mạnh của Trương Phi, vốn có thể là anh hùng cái thế nhưng lại kết thúc trong sự uất ức, khiến nhiều người phải thổn thức sụt sùi. Hồ Thích nói rằng: “Thứ đáng ghét nhất trên thế gian này không gì bằng mặt Trương Phi; Điều hạ lưu nhất trên thế gian này không gì bằng mang vẻ mặt tức giận cho người khác xem, điều này còn khó chịu hơn cả việc bị chửi đánh”.
Không có ai sinh ra vốn đã tự kiềm chế được cảm xúc của mình. Chỉ có những người thông minh có trí tuệ thực sự mới luôn luôn nhắc nhở mình không được chết trong sự xấu tính. Thay vì bực tức hãy lấy bực tức làm động lực phấn đấu. Chỉ có kẻ ngốc mới tức giận, còn người thông minh sẽ bình tĩnh vươn lên. Tính cách phải tốt thì phước đức mới bủa vây lấy bạn. Chỉ khi kiềm chế được tính nóng nảy và xử lý mọi việc một cách bình tĩnh thì ta mới có thể tiến xa hơn trên đường đời. Tam quốc Diễn nghĩa Chu Du được mô tả là vị tướng tài, thông thạo quân sự và âm nhạc, là nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất nhất của Đông Ngô thời Tam Quốc. Có uy tín trong toàn quân nhưng lại có nhược điểm là đố kỵ.
Vì thua kém tài Gia Cát Lượng nên luôn tìm cách hãm hại nhân vật này. Ông không cho phép ai thông minh và tài giỏi hơn mình, và Gia Cát Lượng tình cờ trở thành người giỏi hơn ông, điều này khiến ông cảm thấy ghen tị. Tình tiết hư cấu không có trong sử sách nhưng được nhắc đến trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đã mô tả về cái chết của Chu Du: bị Gia Cát Lượng bày kế chọn tức ba lần, khiến vết thương tái phát, hộc máu mà chết. Trước khi chết Chu Du còn ngửa cổ lên trời mà than rằng “Trời đã sinh ra Du, sao còn sinh ra Lượng”. Cái chết nổi tiếng của nhân vật này để lại cho người đời bài học sâu sắc về hậu quả của sự đố kỵ.
Ngoài đời thật khó ai mất mạng như Chu Du, nhưng cảm xúc tiêu cực tự hạ thấp bản thân mình, tạo áp lực bằng cách so sánh với người khác sẽ khiến chúng ta ngày càng mệt mỏi và không thể phát triển được. “Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị” Người ghen tị không thể nhìn thấy lòng tốt của người khác và không thể chịu đựng được người khác mạnh hơn mình. Người luôn đố kỵ với người khác là những người hay phải chịu phiền não và thua thiệt. Những cái mà họ cho là động lực hơn người ấy đôi khi lại là con dao hai lưỡi quay lại chĩa mũi nhọn vào họ: có thể họ sẽ tiến lên, nhưng những tổn thất không phải lúc nào cũng nhìn thấy được.
Nếu bình chọn câu nói có sức tổn thương lớn nhất trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” thì câu nói sau đây ắt sẽ đứng hàng đầu “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Người nói ra lời này không phải ai khác chính là Võ Thánh Quan Vũ. Người ta Tôn Quyền lấy danh nghĩa là chủ một nước hạ cố đến cầu thân. Từ chối khéo thì đã đành, đằng này lại phát ngôn ngông cuồng, ra vẽ mỉa mai khiến Tôn Quyền mất hết thể diện, đồng thời tự ươm mầm hoạ đánh mất Mạch Thành. Thực ra, từ tác phong thường ngày của Quan Vũ có thể thấy ông là một người tự tin cực độ, cũng là người vô cùng tự phụ. . Ôn tửu trảm Hoa Hùng, quá ngũ quan trảm lục tướng, giết Nhan Lương, trảm Văn Xú gần như trước tất cả những đối thủ đã gặp Quan Vũ đều nắm chắc phần thắng trong tay, dè bỉu và khinh thường. Hay thậm chí như Hoàng Trung tuổi tác đã cao trong tay không chút lợi thế nhưng vẫn giữ thái độ khinh thường không thèm đếm xỉa.
Nhất là thái độ đối xử với Lưu Phong khi Lưu Bị khi nhận Lưu Phong làm con nuôi. Quan Vũ phản đối ngay thẳng thừng trước mặt, sau đó đối xử cũng chẳng ra gì, để Lưu Bị phải đày hắn tới Thượng Dung Có người từng nói rằng “Kiêu ngạo tự mãn là một cái bẫy đáng sợ của chúng ta, nhưng cái bẫy đó lại là do chính chúng ta tự tay tạo ra”. Quan Vũ cậy tài khinh người, không nể mặt ai chút nào. Điều này không chỉ khiến Quan Vũ bị Tôn Quyền báo thù tư, một chữ “trảm” không chút nương tình quyết định số mệnh của Quan Vũ mà còn khiến Lưu Phong đứng ngoài cuộc, sống chết bỏ mặc, giương mắt nhìn anh hùng Quan Vũ chính thức hạ màn. Phật ngữ có câu: “Sinh như hạt cải có Tu Di, tâm như cát bụi chứa đại thiên”. Lòng người giống như hạt cải, cát bụi trông thì nhỏ bé nhưng lại chứa cả thế giới bao la. Khi trong mắt bạn có người khác thì trong tâm bạn ắt có đường, tương lai ắt sẽ sáng.
Viên Thiệu tự Bản Sơ xuất thân cao quý, gia tộc có “tứ thế tam công”, tức là bốn đời trước của Viên Thiệu đều là “tam công” là một trong những thế lực chư hầu hùng mạnh nhất vào cuối thời Đông Hán. Vào thời gian đầu, ông là đối thủ mạnh nhất của Tào Tháo, lúc đó chỉ làm chủ Duyện Châu, yếu thế hơn hẳn. Thế nhưng sau thất bại ở Trận Quan Độ, thế lực của ông đã bị Tào Tháo thôn tính hoàn toàn sau đó và cũng vì chiến thắng này mà Tào Tháo trở thành sứ quân hùng mạnh nhất Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong lịch sử, ông được mô tả là có tính tình nhu nhược, hay chần chừ không quyết đoán, và không giỏi mưu lược. Bên cạnh đó, ông lại hay nghi kị những mưu sĩ của mình như Điền Phong, Hứa Du, cho nên dù thanh thế lớn nhưng vẫn thất bại trước một người trọng nhân tài và đa mưu như Tào Tháo. Do dự và thiếu quyết đoán, đã xác định rằng dù Viên Thiệu có quyền lực đến đâu thì Viên Thiệu cũng khó có thể đạt được đại nghiệp của mình.
Trong Tam quốc chí, sử gia Trần Thọ ghi lại lời Tào Tháo nhận xét về Viên Thiệu như sau: . Viên Thiệu chí lớn nhưng trí nhỏ, hung hãn nhưng gan bé, nghi kỵ nhỏ nhen, nhân duyên không ra gì. Nội bộ Viên Thiệu binh nhiều nhưng lộn xộn, tướng kiêu nhưng khó thống nhất. Trần Thọ bình luận về Viên Thiệu trong Tam quốc chí như sau: . “Ngoài khoan trong kỵ, mưu hay không quyết, có tài mà không dùng được, nghe thiện mà không nạp được, phế đích lập thứ, bỏ lễ sủng ái, đến nỗi hậu tự điên đảo, xã tắc lộn nhào, phi bất hạnh vậy. . Xưa Hạng Vũ không làm theo kế Phạm Tăng đã mất vương nghiệp; Thiệu giết Điền Phong thậm chí còn tệ hơn cả Vũ!”. Dịch Trung Thiên trong Phẩm Tam Quốc đã nhận định rằng: . Viên Thiệu ngu xuẩn, cố chấp và bừa bãi, nói ra là ba nhưng chỉ là một. Viên Thiệu vì làm liều nên mới bảo thủ, vì bảo thủ mới ngu xuẩn lại vì ngu xuẩn nên mới bừa bãi..
Viên Thiệu xuẩn ở chỗ không tự biết mình. Vì không tự biết mình, Thiệu mới làm bừa, cho rằng mình là thiên hạ vô địch, vì vậy mới ngu xuẩn. Vì ngu xuẩn mới cho rằng quyết sách của mình là anh minh, vì vậy mới bảo thủ. Vì bảo thủ, Thiệu không nghe bất kỳ ai, nên mới thất bại. Do dự dẫn đến tai họa. Chỉ có một vài bước tiến trong cơ hội của cuộc đời vào một thời điểm quan trọng. Khi bạn chần chừ nán lại, những người khác đã chạy trước bạn, nắm bắt cơ hội và giành thế chủ động. Là đàn ông, có chính kiến của mình, dám làm, dám quyết. Trong nhiều trường hợp, sự chủ động trong cuộc sống nằm ở ý kiến và quyết định của chính bạn.
Nhân vật phản diện số một trong Tam Quốc không ai khác ngoài Đổng Trác. Sử học gia bình phẩm Đổng Trác là “kẻ đào mộ của Đại Hán”. Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Đổng Trác được mô tả là một viên tướng bất tài về quân sự, tham lam, tàn bạo và háo sắc, đúng hệt với câu nói “đức không xứng vị, tất có tai ương”. Năm 189 sau đại loạn Thập Thường thị, Đổng Trác gia nhập Chủ Miếu Đường trở thành quyền thần dưới một người trên vạn người. Thông thường con người ta sau khi có được quyền lực, rất dễ bành trướng, chỉ cần không để ý chút là phần ác trong nhân tính con người liền bộc lộ rõ rệt. Đổng Trác dĩ nhiên không phải ngoại lệ. Hắn giết tiểu Hoàng đế Lưu Biện, lập Lưu Hiệp làm Hán Nam Đế, một tay che trời. Sau đó chiếm đoạt hậu cung, hoang dâm vô độ. Tất cả những người đưa ra ý kiến phản đối, đều bị Đổng Trác cho là loạn thần tặc tử, mặc ý tàn sát.
Đúng như những gì mà cổ nhân đã nói “người được lòng dân ắt có được thiên hạ”, nhân phẩm của Đổng Trác quyết định vận mệnh của hắn. Sau 18 lộ chư hầu nổi dậy chống lại, Đổng Trác bị nghĩa tử Lã Bố chém giết. Thông tin về cái chết của Đổng Trác khiến binh sỹ hô vang vạn tuế, bách tính múa hát tưng bừng, rất nhiều người đổi châu báu lấy rượu thịt để ăn mừng. Hoàng Phủ Tung càng quyết tâm tận diệt tịch thu tài sản và tru di tam tộc Đổng Trác, xác của hắn bị vứt lề đường. Đủ để thấy tội ác tày trời của Đổng Trác khiến cả người cả thần đều căm phẫn. Kinh dịch có câu: “Khôn mang trọng trách của đất, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật”. “. Đức hậu mới có thể chuyên chở vạn vật, người bạc đức khó nhích nổi nửa bước.
https://www.youtube.com/watch?v=8fNEn5knegs
https://youtu.be/8fNEn5knegsTiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa giống như một bản anh hùng ca về sự dũng cảm, mưu lược, tấm lòng trung nghĩa của các vị anh hùng hào kiệt thời loạn thế phân tranh, mà hậu thế khi đọc vẫn phải thấy cảm kích và thu nhận những bài học quý giá cho chính m