Phân tích và bình luận: Úc đã chứng minh nền kinh tế vẫn thịnh vượng khi tách khỏi Trung Quốc
Trong tuần này, Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia của viện nghiên cứu Úc đã chỉ ra “Úc cho thế giới thấy diện mạo khi t
Phân tích và bình luận: Úc đã chứng minh nền kinh tế vẫn thịnh vượng khi tách khỏi Trung Quốc
Trong tuần này, Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia của viện nghiên cứu Úc đã chỉ ra “Úc cho thế giới thấy diện mạo khi tách rời Trung Quốc” trong một bài viết có tên “Bắc Kinh đang cố gắng trả đũa Canberra. Cách làm này cho đến nay đã thất bại một cách kinh ngạc ” Bài viết này đã được đăng trên ấn phẩm Foreign Policy của Mỹ vào ngày 9/11. Ông Wilson nói rằng mối quan hệ kinh tế TrungÚc rơi tự do bắt đầu từ năm ngoái khi Úc yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của COVID19 nhưng không ngờ ĐCSTQ đã sử dụng phong cách ngoại giao Chiến lang và các rào cản thương mại để hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Úc vào Trung Quốc.
Bắc Kinh cũng mượn việc này để đe dọa các nước khác đối đầu với Trung Quốc. Ông Wilson viết: “Nếu Bắc Kinh hy vọng trừng phạt Canberra vì hành động thách thức kinh tế của họ và gửi lời cảnh báo tới các nước khác không được chống lại Trung Quốc thì Bắc Kinh đã thất bại trên cả hai phương diện. Các tác động đối với Úc cho đến nay vẫn ở mức tối thiểu đến đáng kinh ngạc. Nếu đây là những gì tách biệt khỏi Trung Quốc, thì khả năng phục hồi của Úc cho thấy chi phí thấp hơn nhiều so với những gì nhiều người đã giả định. Các quốc gia có bất đồng với Trung Quốc sẽ không quên sự thật này”. Quan hệ ÚcTrung Quốc từ lâu đã có căng thẳng cơ bản.
Về mặt kinh tế, hai bên ngày càng gắn bó với nhau, trong đó Úc cung cấp nhiều mặt hàng cho ngành công nghiệp Trung Quốc. Nhưng về mặt chính trị, nhiều điều đã chia rẽ hai quốc gia. Ngoài những khác biệt về giá trị và nhân quyền, Úc lo ngại về hành vi ngày càng hiếu chiến của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương Thái Bình Dương. Trong khi đó, Trung Quốc phản đối điều mà họ gọi là lập trường chống Trung Quốc của Úc. Trong nhiều thập niên qua, hai quốc gia đã hoạt động theo một thỏa thuận ngầm để bảo vệ mối quan hệ kinh tế đang phát triển nhanh chóng của họ khỏi bất kỳ sự khác biệt chính trị nào. Từ năm 2009 đến 2019, xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc tăng gấp hai lần, đạt 149 tỷ đô la Úc mỗi năm.
Trong đó khoảng một nửa là quặng sắt, phần còn lại là than đá, khí đốt tự nhiên và các sản phẩm nông nghiệp, cùng với doanh thu khổng lồ đến từ sinh viên Trung Quốc và khách du lịch. Giao thương giữa hai quốc gia vẫn được duy trì ngay cả khi có những bất đồng về mặt chính trị. Vào tháng 5 năm 2020, Trung Quốc áp dụng mức thuế chống bán phá giá lớn đối với lúa mạch của Úc, khiến ngành công nghiệp này bị loại khỏi thị trường xuất khẩu chính chỉ sau một đêm. Nhưng động thái này của Bắc Kinh không đạt được mục đích khiến Úc lùi bước: Thay vào đó, chính phủ Canberra đã phản ứng một cách thách thức, với việc Ngoại trưởng Úc Marise Payne công khai cáo buộc Trung Quốc cưỡng ép kinh tế.
Với lệnh cấm lúa mạch không tạo ra phản ứng mong muốn, Trung Quốc đã tăng động thái trả đũa lên gấp đôi, gấp ba. Sản phẩm tiếp theo của Úc bị nhắm mục tiêu là thịt bò, cụ thể là một số nhà sản xuất Úc bị mất giấy phép xuất khẩu. Nhiều mức thuế hơn đã được áp dụng đối với rượu vang, trong khi các lệnh cấm hải quan được áp dụng đối với lúa mì, len, tôm hùm, đường, đồng, gỗ và nho. Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã được chỉ thị ngừng mua than và bông của Úc. Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Trung Quốc nhằm buộc các đối tác thương mại phải tuân theo lối chơi vô pháp của Bắc Kinh. Trước đó, Bắc Kinh đã áp dụng lối cưỡng chế thương mại trong các tranh chấp ngoại giao với tám quốc gia khác như: Canada, Nhật Bản, Litva, Mông Cổ, Na Uy, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhưng Úc là quốc gia đầu tiên bị tấn công trên toàn nền kinh tế. Quặng sắt là mặt hàng chính duy nhất không bị ảnh hưởng, nhưng hoàn toàn vì lợi ích cá nhân của Trung Quốc do sự phụ thuộc của ngành thép Trung Quốc vào nguồn cung cấp của Úc. Nếu quy mô chèn ép thương mại của Trung Quốc đối với Úc là chưa từng có, thì nó cũng đưa ra một thử nghiệm hấp dẫn: Việc tách nền kinh tế khỏi Trung Quốc sẽ như thế nào? Khi Trung Quốc chiếm gần 40% xuất khẩu của Úc, người ta có thể cho rằng tổn hại của Canberra sẽ rất lớn. Nhưng trên thực tế, ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt lại nhỏ đến mức kinh ngạc, nguyên nhân là Úc đã chuyển hướng thương mại thành công sang các thị trường quốc tế khác.
Lấy than đá làm ví dụ: ĐCSTQ cấm nhập khẩu than đá của Úc vào năm 2020, vì vậy các công ty Trung Quốc chỉ có thể mua than đá từ Nga và Indonesia. Hành động này đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung ứng than ở Nga và Indonesia, do vậy Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc trái lại đã mua than đá từ Úc để đáp ứng nhu cầu. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã làm tăng giá than đá, điều này làm cho doanh thu than đá xuất khẩu của Úc tăng lên. Ngoài than đá, nhiều ngành công nghiệp của Úc cũng đã chuyển hướng thương mại thành công. Lúa mạch được bán cho Ả Rập Xê Út và Đông Nam Á, đồng được bán cho châu Âu và Nhật Bản, bông vải được bán cho Bangladesh và Việt Nam, và tôm hùm thông qua Hồng Kông chuyển vào đại lục.
Những chiến thuật chuyển hướng thành công này đã giáng một đòn mạnh vào các ngành công nghiệp của Trung Quốc vốn phụ thuộc vào Úc trước đó. Do đó, chi phí tách nền kinh tế Úc khỏi Trung Quốc thấp hơn nhiều so với dự kiến của bất kỳ ai. Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg cho biết: “Nền kinh tế của chúng tôi đã được chứng minh là có tính linh hoạt đáng kể”. Theo ước tính của Bộ Tài chính Úc, trong năm đầu tiên, các ngành bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt thương mại của Trung Quốc đã mất khoảng 5,4 tỷ đô la Úc trong xuất khẩu, nhưng họ cũng thu về 4,4 tỷ đô la Úc ở các thị trường mới. Khoản lỗ ròng chỉ chiếm 0,25% xuất khẩu của cả nước.
Quan trọng hơn, do giá quặng sắt tăng vọt, giá trị xuất khẩu khoáng sản của Úc sang Trung Quốc thực tế đã tăng 10%. Ông Wilson viết: “Kinh nghiệm của Úc đưa ra một bài học quan trọng: Tách rời thương mại không tự động có nghĩa là hủy diệt thương mại”. Nếu Trung Quốc có ý định bắt nạt Úc, chiến dịch này đã là một thất bại thê thảm. Với chi phí kinh tế tỏ ra không đáng kể, một chính phủ Úc được khuyến khích đột nhiên có một bàn tay để thúc đẩy các chính sách chống lại Trung Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2021 ở London, phái đoàn Úc đã hành động để cho thấy sự ép buộc của Trung Quốc. Úc đã thúc đẩy bằng các nỗ lực tăng cường Đối thoại An ninh Tứ giác với Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Và trong động thái khiêu khích nhất của mình, Úc đã thành lập quan hệ đối tác an ninh AUKUS với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ với mục đích rõ ràng là chống lại Trung Quốc về mặt quân sự trong khu vực. Khác xa với mong muốn của Bắc Kinh là tạo ra một nước Úc phải im lặng tuân theo, thì việc cưỡng chế đã phản tác dụng và chỉ làm cho lập trường của Úc cứng rắn hơn mà thôi. Quan trọng hơn, kinh nghiệm của Úc mang lại những bài học to lớn hơn về việc tách rời khỏi Trung Quốc. Trung Quốc có thể là một đối tác kinh tế lớn và quan trọng, nhưng không phải là đối tác duy nhất. Các thị trường quốc tế nhanh chóng tự sắp xếp lại để thích ứng với thay đổi từ các lệnh trừng phạt, làm giảm đáng kể tác động thực tế của chúng.
Mặc dù quá trình điều chỉnh không phải là không có ảnh hưởng, nhưng chi phí ít hơn nhiều so với hầu hết các giả định. Thật vậy, khả năng phục hồi của Úc giờ đây có thể truyền cảm hứng cho những nước khác. Vào tháng 5, Litva đã rút khỏi diễn đàn 17 + 1 của Trung Quốc và kêu gọi các quốc gia EU khác hành động tương tự. Litva đã đồng ý thành lập văn phòng đại diện tại Đài Loan. Phản ứng của Trung Quốc có thể đoán trước được: Bắc Kinh đã đình chỉ các dịch vụ đường sắt đến Vilnius và từ chối giấy phép xuất khẩu thực phẩm. Có lẽ được truyền cảm hứng từ tấm gương của Úc, Litva một quốc gia nhỏ với 2,8 triệu dân không hề nao núng.
https://www.youtube.com/watch?v=qi97nsoXLk8Phân tích và bình luận: Úc đã chứng minh nền kinh tế vẫn thịnh vượng khi tách khỏi Trung Quốc
Trong tuần này, Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia của viện nghiên cứu Úc đã chỉ ra “Úc cho thế giới thấy diện mạo khi t