Nền Bóng Đá Tham Nhũng Trung Quốc Hướng Đến Mục Tiêu Bá Chủ Thế Giới | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Tập Cận Bình dùng bóng đá chống tham nhũng chăng? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Ch
Nền Bóng Đá Tham Nhũng Trung Quốc Hướng Đến Mục Tiêu Bá Chủ Thế Giới | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Tập Cận Bình dùng bóng đá chống tham nhũng chăng? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell. Tập Cận Bình. Lãnh tụ tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương. Và một fan bóng đá cỡ bự! Không chỉ Tập Cận Bình. Bóng đá, hay bóng bầu dục như một số người vẫn hay gọi nhầm, khá phổ biến tại Trung Quốc. Nhưng đất nước phát minh ra môn thể thao này 2,000 năm trước lại kém đến mức kinh ngạc trong khía cạnh sản sinh các nhà vô địch bóng đá. Nhưng điều đó sẽ thay đổi. Vì Tập Cận Bình là một tay chơi. Và ông ta muốn biến bóng đá Trung Quốc trở nên vĩ đại.
Tập từng nói: “Kỳ vọng lớn nhất của tôi với bóng đá Trung Quốc là đội tuyển quốc gia trở thành một trong những đội mạnh nhất thế giới.” Bởi vì tại Trung Quốc Cộng sản, Đảng sẽ chọn luôn cho bạn môn thể thao để yêu. Tập Cận Bình có một kế hoạch bóng đá tầm cỡ quốc gia. Bởi lẽ để người ta thực sự yêu bóng đá, cần áp dụng một cách tiếp cận tập trung, áp đặt từ trên xuống chỉ có ở các chế độ độc tài. Trên thực tế, Quốc Vụ Viện Trung Quốc thậm chí đã ban hành chỉ thị cải cách và phát triển bóng đá Trung Quốc. Bởi lẽ khi muốn quảng bá một môn thể thao, thì câu hỏi đầu tiên là, loại tư tưởng cộng sản nào bạn cần phải nắm đây? Ví dụ học thuyết của Đặng Tiểu Bình, hay thuyết Tam Đại Biểu, hay Ngũ Thủ Cước.
Chỉ thị còn viết rõ, rằng 50,000 trường học phải được chuyên môn hóa về bóng đá vào thời điểm năm 2025, từ 5,000 trường thời điểm hiện tại. Họ cũng muốn tăng số lượng sân bóng lên gấp sáu— từ 11,000 hiện tại lên thành 70,000 thời điểm cuối năm 2020. Ngoại giao bóng bàn lỗi thời quá rồi. Đoán xem còn gì nữa? Khi vị chúa tể nói bóng đá rất trọng yếu, thì giới chức chính phủ và doanh nhân có ảnh hưởng từ nhỏ đến to đều quyết định họ cũng yêu bóng đá! Thế là họ đã và đang làm đủ mọi cách nhằm vượt lên kẻ khác, để chứng tỏ rằng ta đây yêu bóng đá hơn những tên ngốc khác, với hy vọng ghi được cú ăn điểm trực tiếp trong mắt Tập Cận Bình.
Tôi nghe đây Shelley? Ồ xin lỗi, nhầm môn rồi. Ghi điểm úp rổ trong mắt Tập Cận Bình. Cảm ơn nhé Shelley. Đơn cử là khu ký túc xá rộng 0.7 km2 có 50 sân bóng đá và một bộ sậu huấn luyện viên Tây Ban Nha này. Nó trực thuộc học viện bóng đá lớn nhất thế giới, thuộc sở hữu của tập đoàn Evergrande, do ông trùm bất động sản Trung Quốc, Hứa Gia Ấn điều hành. Đứng trên đỉnh kim tự tháp bóng đá Trung Quốc là Giải Siêu Vô địch Quốc Gia của Liên đoàn bóng đá Trung Quốc, hay còn gọi là Giải Liên minh Công lý Bằng hữu Trung Quốc. Vì khoa học gia Trung Quốc vẫn chưa thể tạo được rô bốt chơi bóng điêu luyện, nên Giải Siêu Vô địch Trung Quốc đang phải nhả ra một lượng tiền lớn để thuê cầu thủ từ khắp nơi trên thế giới đến Trung Quốc chơi và dạy đá bóng.
Họ thậm chí còn tiêu nhiều hơn cả giải Ngoại Hạng Anh 100 triệu đô la. Phong cách tiêu tiền khá áp lực đấy. Mới đây họ còn biến ngôi sao bóng đá Argentina này thành cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới. Anh ta có hợp đồng trị giá 40 triệu đô la với Thân Hoa Thượng Hải, một câu lạc bộ tôi chưa từng nghe tên cho đến trước tuần này. Và không chỉ mình anh ta. Trung Quốc có 4 trên 10 cầu thủ hưởng lương cao nhất thế giới. Anh chàng ở vị trí thứ 2 hưởng lương trên 25 triệu. Tiếp theo ở vị trí thứ 5, hơn 20 triệu, và số 9, 16.5 triệu. Buồn thật đấy. Chỉ có mỗi 16.5 triệu thôi sao? Mua được cái gì với từng đó tiền đây? Dù sao, tại sao Tập Cận Bình lại tập trung cải cách bóng đá Trung Quốc đến thế? Vâng, hãy cùng nhớ lại một chút.
Bóng đá Trung Quốc liên quan đến: Những ông lớn trong Chính phủ, Những Đại gia kinh doanh, và rất nhiều tiền. Bạn có ngạc nhiên nếu tôi nói bóng đá Trung Quốc ngập trong tham nhũng? Có vẻ bóng đá Trung Quốc thậm chí còn tham nhũng hơn cả FIFA. Loại việc này đã diễn ra suốt nhiều năm. Đến mức, năm 2008, đài truyền trung ương Trung Quốc CCTV, đã từ chối phát sóng các trận bóng hơn 3 năm. Họ cho rằng bóng đá Trung Quốc “thiếu đạo đức nghề nghiệp.” CCTV mà nói thế thì quá lắm rồi! Chẳng khác nào Lindsay Lohan chê Miley Cyrus không chuyên nghiệp vậy. Nên tại Trung Quốc, dàn xếp tỷ số và đút lót tràn lan.
Trọng tài hàng đầu Trung Quốc, Lục Tuấn, từng được gọi với biệt danh “còi vàng”. Hồi tưởng lại thì đó đúng là một cái tên hay, vì ông ta nhận được rất nhiều tiền hối lộ. Nhưng cuối cùng ông ta cũng bị tống vào trại giam sau khi bị kết án 5 năm rưỡi tù vì đã nhận 128,000 đô la tiền hối lộ để thay đổi kết quả của 7 trận đấu năm 2003. Còn nhớ học viện bóng đá khổng lồ do tập đoàn Evergrande xây chứ? Tập đoàn này cũng sở hữu một câu lạc bộ số má ở Giải Siêu vô địch Trung Quốc. Một huấn luyện viên của câu lạc bộ đã bị bắt vì tội hối lộ 300,000 đô la cho huấn luyện viên đối thủ để mua chiến thắng. Nó nên được gọi là Giải Vô địch Bóng tối thì hợp hơn.
Vì đánh bạc hầu như bất hợp pháp tại Trung Quốc, một mạng lưới cá độ ngầm trị giá lên đến 600 tỷ đô la đã được hình thành để phục vụ cá độ thể thao bất hợp pháp. Để so sánh, toàn bộ Macao, nơi duy nhất tại Trung Quốc cho phép đánh bạc, chỉ mang về khoảng 28 tỷ đô la trong năm 2016. Nhưng sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, ông ta bắt đầu áp dụng chiến dịch chống tham nhũng vào bóng đá. CCTV thậm chí đã phát sóng lại các trận đấu. Vậy tại sao lại phải cải cách? Có lẽ chỉ làm vậy thì Tập Cận Bình mới được chụp ảnh cùng David Beckham. Hay có lẽ vì các doanh nghiệp đã dùng bóng đá để rửa tiền.
Bạn thấy đấy, có một vấn đề lớn mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang đau đầu đối phó. Đó là một lượng tiền lớn mà người dân muốn chuyển khỏi Trung Quốc. Chẳng khác nào họ cảm thấy ở trong nước không an toàn nữa. Trùng hợp thay, doanh nghiệp Trung Quốc lại đang bạo chi để mua các đội bóng ngoại quốc. Dẫn lời Quartz, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư hơn 2 tỷ đô vào 14 câu lạc bộ ở Châu Âu từ năm 2015. Đó không phải các câu lạc bộ tép riu đâu. Có cả những cái tên lớn như AC Milan. Nhưng một vài thương vụ có lẽ chỉ là để các nhà đầu tư chuyển tiền khỏi Trung Quốc. Trên thực tế, nhà điều hành ngoại hối Trung Quốc “cáo buộc các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài dưới vỏ bọc các thương vụ không hợp lý về mặt kinh doanh.
Nói cụ thể là các thương vụ thâu tóm những đội bóng ngoại quốc.” Quả là một đường bóng tài tình. Với sự chi tiêu— và tham nhũng khủng khiếp— các bạn ít nhất sẽ cho rằng Trung Quốc sắp trở thành một thế lực bóng đá mới trên thế giới. Nhưng theo bảng xếp hạng thế giới hiện tại của FIFA/Coca Cola, Trung Quốc đứng ở vị trí 86, còn thấp hơn cả Montenegro. Tôi chẳng biết quốc gia đó ở đâu, nhưng tôi thử tìm, thì hình như toàn bộ quốc gia này có dân số còn ít hơn hầu hết các thành phố loại 3 ở Trung Quốc. Nhưng, họ vẫn có một đội tuyển bóng đá quốc gia giỏi hơn. Và nếu không có Thần Phật phù hộ, đội tuyển quốc gia Trung Quốc có lẽ ngày càng khó có mặt tại vòng chung kết World Cup năm tới.
https://www.youtube.com/watch?v=iecXPfX_zzYNền Bóng Đá Tham Nhũng Trung Quốc Hướng Đến Mục Tiêu Bá Chủ Thế Giới | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt
Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này, Tập Cận Bình dùng bóng đá chống tham nhũng chăng? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Ch